Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh thành công chữ ký số Vina​

Tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh thành công chữ ký số Vina

Việc triển khai ứng dụng chữ ký số Vina trong các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh được tiến hành từng bước phù hợp với tình hình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh như tập huấn cho cán bộ lãnh đạo, quản trị mạng, văn thư, triển khai thí điểm, tổ chức sơ kết đánh giá cho đến việc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông khá đầy đủ và kịp thời. Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng chữ ký số Vina-CA đã được từng bước nâng cao, thông qua việc tổ chức các Hội thảo, đào tạo trực tiếp cho các đối tượng, qua đó đã tác động thúc đẩy việc ứng dụng và triển khai hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
[​IMG]

Đến nay, các cơ quan, đơn vị đã thể chế hoá việc áp dụng chữ ký số Vina thông qua ban hành các văn bản quy định nhằm tạo cơ sở thúc đẩy triển khai chữ ký số Vina-CA trong quy trình xử lý công việc qua mạng. Có 38 đơn vị (Sở, ngành và địa phương) sử dụng văn bản ký số, gửi nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh, không gửi văn bản giấy đối với các loại văn bản điện tử đã được ký số theo quy định (giấy mời họp; báo cáo tháng, quý, 6 tháng và các báo cáo theo yêu cầu; văn bản gửi các cơ quan để biết, để phối hợp; công văn xin ý kiến góp ý; thông báo ý kiến kết luận của lãnh đạo…) công tác điều hành tác nghiệp qua mạng được cải thiện rõ rệt, giảm văn bản giấy, tiết kiệm thời gian và chi phí. (từ đầu năm 2014 đến nay, ước tính tiết kiệm khoảng 160 triệu đồng), kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, phục vụ cho việc tra cứu, lưu trữ văn bản điện tử. Đồng thời, việc triển khai ứng dụng chữ ký số góp phần thực hiện được các chỉ tiêu trong lộ trình bắt buộc trao đổi văn bản điện tử đã đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông.
[​IMG]

Bên cạnh các kết quả đạt được, việc triển khai ứng dụng chữ ký số Vina trong các cơ quan Nhà nước trong thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, nhận thức chung về vai trò của hệ thống chứng thực chữ ký số trong việc đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin chưa cao, chưa đầy đủ, nên nhiều cơ quan nhà nước các cấp chưa chủ động xây dựng các kế hoạch để triển khai chữ ký số trong lộ trình ứng dụng CNTT chung của cơ quan, đơn vị mình.

Mặc dù giá trị pháp lý của chữ ký số đã được pháp luật thừa nhận, song tâm lý của người sử dụng vẫn chưa thực sự yên tâm sử dụng chữ ký số thay thế hoàn toàn chữ ký tay và con dấu thông thường. Mặt khác, hiện nay, các văn bản pháp lý của nhà nước chưa quy định rõ trong trường hợp nào và với loại văn bản nào cần áp dụng chữ ký số, nên việc ứng dụng và triển khai hiện nay chưa phát huy hết được các tính năng an toàn và bảo mật của hệ thống chứng thực chữ ký số.

Các phần mềm ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước các cấp đa dạng về mặt nghiệp vụ và công nghệ, nên việc áp dụng chữ ký số còn nhiều khó khăn, đặc biệt là quá trình phối hợp với đơn vị phát triển phần mềm để tích hợp ứng dụng chữ ký số. Công tác lưu trữ vẫn duy trì văn bản giấy mặc dù đa số các cơ quan, đơn vị và địa phương đã thực hiện gửi văn bản điện tử ký số; các văn bản được ký số còn ít và đơn giản, chưa mở rộng các văn bản thuộc loại chỉ đạo, điều hành của Tỉnh, nên hiệu quả còn hạn chế; các quy định về thủ tục hành chính hiện nay đối với các dịch vụ công (cấp giấy phép, giấy chứng nhận, văn bằng) yêu cầu phải có văn bản gốc, văn bản có công chứng, điều này làm hạn chế việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến phục vụ cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử.
 

Bội Pha

About Bội Pha

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :